Bánh phồng tôm Quãng Trân là loại đặc biệt 75% tôm, hương vị tuyệt vời. Bánh có hình chữ nhật, có thể chiên dầu hoặc sấy nóng trong lò vi ba (không cần dầu).
Bánh được làm từ bột năng hoặc bột sắn lấy từ củ của cây sắn có trộn thêm một ít bột nở với thịt tôm tích, tép mòng hoặc tép ròng xay nhuyễn thêm vào ít hạt tiêu giã nhỏ. Để đổi khẩu vị, có người còn thay thịt tôm bằng thịt cua hay một số loại hải sản khác. Đặc biệt, bánh dùng cho người ăn chay có thành phần chủ yếu gồm bột và khoai tây. . Trước hết phải chọn tôm càng xanh to còn tươi, nhảy tanh tách, bóc vỏ, làm sạch ruột, bỏ phần đầu, cho vào cối quết đều tay, từ nhẹ đến mạnh liên tục cho thịt tôm tán mịn đều. Cho gia vị, bột ngọt, đường, muối và một ít bột mì vào rồi tiếp tục quết cho thịt tôm và gia vị quyện vào nhau. Sau đó nhồi vào những chiếc túi vải dạng ống dài (tương tự như xúc xích nhưng to và dài hơn), hấp chín, cắt thành từng lát dài mỏng rồi đem phơi khô.
Vì bánh rất kén nắng, nếu nắng không to thì dễ đổi màu không xốp, có mùi khai, chiên không phồng, ăn không ngon, nên bánh phồng tôm chỉ sản xuất duy nhất vào mùa khô. Bánh phơi xong, mang lên bếp chiên với dầu nóng già, bánh sẽ nở to ra gấp 3-4 lần nên gọi là bánh phồng, giòn, xốp và béo ngậy. Thấy bánh ngả màu vàng, hương cay nồng, thơm nức là biết bánh chín, nhanh chóng vớt ra và thưởng thức.Cảm giác giòn tan trong miệng cùng vị the the nơi đầu lưỡi thêm vị mằn mặn của tôm và gia vị, làm nên món ăn thật đậm đà, hấp dẫn mọi người, mọi lứa tuổi. Mâm cỗ người miền Tây không khi nào thiếu dĩa bánh phồng tôm vừa là món khai vị, vừa có thể ăn kèm với các món khác.
Người miền Nam, ai cũng ưa bánh phồng tôm, đặc biệt là bánh ở Sóc Trăng. Ai đến thăm vùng đất này đều muốn chọn vài gói đem về làm quà bởi vị ngon, sự khéo léo, sáng tạo của người dân.